Hiện nay trên thị trường nguồn nguyên liệu được sử dụng làm ra sản phẩm ván MDF chủ yếu từ cây cao su rừng trồng hoặc cao su trong tự nhiên (Hevea brasiliensis). Do cây cao su có nguồn nguyên liệu khá dồi dào và giá thành rẻ hơn so với các nguồn nguyên liệu khác nên thường được các nhà máy sản xuất MDF tại Việt Nam ưu tiên sử dụng.
Ngoài những ưu điểm trên thì ván MDF làm từ cây cao su có một nhược điểm khá lớn như sau: Dù các nhà máy đã áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất hiện nay vào các công đoạn sản xuất ván MDF từ khâu xử lý nguyên liệu đến lúc cho ra thành phẩm, tuy nhiên vẫn không hoàn toàn loại bỏ được các nốt mủ cao su này trong và trên bề mặt ván thành phẩm. Điều này tạo ra một số nhược điểm đối với quá trình gia công sản xuất ván MDF như; Gia công bề mặt phủ melamine, Phủ keo poly…
Vì không thể loại bỏ hoàn toàn được nốt mủ cao su trên ván MDF nên một số nhà máy đã đưa ra tiêu chuẩn bề mặt riêng cho vấn đề này như sau;
MAIN SURFACE QUALITY STANDARD |
Number of Latex spots: Not over 3 dots have diameter larger than 3mm per square meters |
Dựa trên thông số kỹ thuật của nhà máy Dongwha thì bề mặt ván MDF được coi là đạt tiêu chuẩn khi không vượt quá 3 nốt cao su có đường kính lớn hơn 3mm trên 1m2 (Đồng nghĩa là trên 1 bề mặt ván 1220x2440 thì không quá 9 nốt cao su có đường kính trên 3mm). Nếu số nốt cao su có đường kính trên 3mm trên mỗi bề mặt chưa đến 9 nốt thì vẫn nằm trong phạm vi công bố chất lượng của nhà máy. Ngoài ra số nốt cao su có đường kính nhỏ hơn 3mm sẽ không giới hạn số lượng và không được ghi nhận là lỗi nốt cao su (lỗi bề mặt).
Những nốt mủ cao su này chỉ là loại lỗi ngoại quan và không gây ảnh đến chất lượng ván MDF, các tính chất cơ lý khác của ván MDF như: Tỷ trọng, độ ẩm, độ trương nở, độ bám vít…đều không bị ảnh hưởng bởi lỗi ngoại quan này.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề lỗi nốt cao su trên bề mặt ván MDF, Hồng Nghi hi vọng thông tin này hữu ích với Quý Khách Hàng trong việc chọn lựa và sử dụng ván MDF vào các công đoạn sản xuất hợp lý hơn.